Đã có nhiều nghiên cứu nói về hiệu quả của âm nhạc đối với việc tập luyện thể thao đặc biệt là các thể loại nhạc có tiết tấu nhanh và ảnh hưởng của nó đối với hiệu suất tập luyện. Điều này dễ dàng nhận thấy ở các bộ môn như nhảy Zumba, đạp xe nhóm,.. nơi mà âm nhạc luôn sôi động và thậm chí mở ở mức âm lượng lớn nhằm thúc đẩy chúng ta tập năng suất và đốt nhiều năng lượng hơn, đem đến hiệu quả cao hơn. Và hãy cùng tìm hiểu về những lí do mà âm nhạc đem lại khi chúng ta luyện tập thể thao nhé.
Chọn tai nghe thể thao hợp lý giúp nâng cao hiệu quả tập luyện hơn so với thông thường
1. Âm nhạc giúp giảm tốc độ xử lý độ “mệt mỏi” của não.
“Âm nhạc có tác dụng ức chế một phận não có nhiệm vụ ghi nhận sự mệt mỏi. Bên cạnh đó, phần não có nhiệm vụ liên lạc, chuyển giao thông tin cơ thể đang “mệt mỏi” cũng làm việc ít hơn trong khi chúng ta đang nghe nhạc.” – theo lời giáo sư Karageorghis của đại học Brunel, London, người đã dành nhiều năm nghiên cứu vấn đề phản ứng của não bộ với âm nhạc khi mọi người tập thể dục.
2. Âm nhạc đánh lừa cảm giác của người tập.
Âm nhạc giúp giảm cảm giác mệt nhọc và khiến việc tập luyện thể thao trở nên bớt căng thẳng hơn
Ví dụ như khi bạn chỉ tập luyện đơn thuần thì tất cả những gì bạn chú ý vào sẽ là độ nặng của các động tác nhưng nếu nghe thêm nhạc thì sự chú ý sẽ chuyển dời một phần vào âm nhạc, giúp giảm thiểu cảm giác “mệt mỏi” tạo ra do bài tập.
3. Âm nhạc kích thích não bộ tạo động lực tập luyện
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng âm nhạc có cường độ mạnh và nhanh giúp não bộ hưng phấn hơn, từ đó tạo động lực cho người nghe, thúc đẩy người nghe chuyển động. Do đó, khi bạn đến phòng tập mà nghe nhạc thể hình sôi động thì khả năng bạn muốn tập ngay là rất cao.
Âm nhạc tiếp thêm động lực để hoàn thành những bài tập cường độ cao.
4. Âm nhạc giúp duy trì nhịp độ tập luyện ổn định hơn
Nhịp điệu âm nhạc mà bạn nghe khi luyện tập có thể kích thích khu vực điều khiển vận động trong não, do đó nó cũng hỗ trợ cho các bài tập có tính chất nhịp nhàng như chạy bộ hoặc cử tạ. Vì vậy, nên chọn các giai điệu có nhịp độ tương ứng với tốc độ chuyển động mong muốn sẽ giúp nâng cao hiệu quả tập luyện của bản thân hơn. Thông qua việc giai điệu sẽ kích thích cường độ tập luyện, giúp các bài tập như chạy bộ, cử tạ đồng bộ nhịp nhàng cùng với âm nhạc.
5. Âm nhạc cũng giúp tăng cường sự phấn khởi
Một nghiên cứu khác cho thấy những người vừa tập luyện vừa nghe các bài nhạc mà họ yêu thích sẽ có mức serotonin cao hơn so với những người không nghe. Serotonin là hormone thúc đẩy các cảm giác tích cực, hay còn gọi là “hormone hạnh phúc”, giúp duy trì tâm trạng vui vẻ và yêu đời cả ngày.
Bạn sẽ luôn duy trì được sự phấn chấn và tích cực trong khi nghe nhạc và tập luyện.
Âm lượng khuyên dùng
Trên thực tế, âm lượng từ 75~80 dB là quãng cường độ âm đem lại hiệu quả lớn nhất cho buổi luyện tập thể thao. Nghe nhỏ hơn sẽ làm giảm đáng kể tầm ảnh hưởng của âm nhạc và ngược lại, nếu vặn lên 85dB thì thay vì có một body chuẩn chỉnh thì bạn sẽ có một cặp tai nghễnh ngãng lúc nào không hay.
Tốt hơn hết là duy trì mức âm lượng ở mức độ vừa phải, vừa cho phép nghe nhạc trong lúc tập luyện mà vẫn có thể nhận biết tình hình ở xung quanh.
OpenRun Pro với thiết kế mở kết nối với môi trường giúp tăng tính an toàn trên đường chạy
Xem thêm: Mách bạn 3 cách chọn tai nghe thể thao ngoài trời
Tai nghe thể thao của Shokz
Tai nghe thể thao dẫn truyền xương của Shokz trên thị trường hiện nay đáp ứng được hầu hết các mặt lợi ích đã nêu ở trên. Với thiết kế gọn nhẹ, thời lượng pin sử dụng cao, tích hợp thêm sạc nhanh, và đều có khả năng chống nước với công nghệ IPX. Nên sẽ sự lựa chọn đặc biệt phù hợp với các tín đồ thể thao khi vừa muốn tập luyện vừa đeo tai nghe ở ngoài trời.
Tai nghe thể thao truyền âm qua xương phù hợp cho mọi hoạt động thể thao ngoài trời của bạn
Tổng kết
Với những lợi ích trên đây mong rằng sẽ tiếp thêm động lực cho hành trình chạy bộ của bạn. Chạy bộ cũng như cuộc sống, hãy luôn luôn nỗ lực để tiến về phía trước qua từng bước chạy. Và kết hợp với các thiết bị tai nghe thể thao chuyên dụng để đạt được hiệu quả và an toàn nhé. Bạn có thể xem thêm về các dòng tai nghe thể thao của Shokz tại: Shokz