Tác hại của việc đeo tai nghe quá nhiều

Nhiều người có thói quen đeo tai nghe để làm việc, học tập và làm nhiều điều khác. Tuy nhiên, những dòng tai nghe nhét tai truyền thống lại tiềm ẩn nhiều tác hại mà có thể bạn không biết. Vậy nên bài viết hôm nay sẽ tiết lộ cho bạn biết những tác hại của việc đeo tai nghe quá nhiều và giới thiệu cho bạn dòng tai nghe không nhét tai để thay thế nhé!

Tác hại của việc đeo tai nghe nhét tai quá nhiều 

Giảm thính lực hoặc mất thính giác tạm thời

Việc đeo tai nghe quá nhiều làm cho những tế bào thần kinh trong ốc tai phải hoạt động quá sức, gây suy giảm thính lực hay tệ hơn là dẫn đến bị mất thính lực. Nếu bạn tiếp xúc với âm thanh ở cường độ 85 – 90 decibels liên tục trong 2 giờ đồng hồ mỗi ngày và kéo dài trong 1 – 2 năm thì nguy cơ cao bạn sẽ bị giảm thính lực. 

Sau khi chịu ảnh hưởng từ những âm thanh quá lớn, tai của bạn có thể sẽ rơi vào trạng thái mất thính lực tạm thời. Đây được xem là một cơ chế bảo vệ của tai, bởi vì khi đó các sợi lông nhỏ ở tai trong bị tổn thương nó sẽ tiết ra 1 chất có công dụng khiến giảm đi độ phân giải âm thanh.

Nguy cơ giảm thính lực do đeo tai nghe quá nhiều

Nguy cơ giảm thính lực do đeo tai nghe quá nhiều 

Gây viêm tai ngoài 

Đeo tai nghe nhét tai quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng viêm tai ngoài khiến bạn đau nhức và khó chịu. Thậm chí, trường hợp xấu nhất là khiến vùng da quanh tai bạn sẽ từ từ bị bào mòn tạo ra một loại dịch nhầy chảy vào bên trong tai. 

Gây viêm ống tai ngoài

Gây viêm ống tai ngoài 

Gây tích tụ ráy tai 

Khi bạn nhét tai nghe quá sâu hoặc đeo tai nghe khi ngủ có thể khiến ráy tai bị tích tụ nhiều hơn do tai nghe ngăn chặn không khí lưu thông xung quanh khiến cho sáp tai dễ dàng lọt vào màng nhĩ. Khi ráy tai tích tụ quá nhiều mà không được vệ sinh thường xuyên thì sẽ dẫn đến hiện tượng ù tai hoặc mất thính giác. 

Không khí khó lưu thông 

Những dòng tai nghe nhét tai truyền thống được thiết kế vừa đủ để khít với lỗ tai người dùng, nhằm giúp người nghe cảm nhận rõ được chất lượng âm thanh. Tuy nhiên đây cũng chính là nguyên nhân khiến không khí khó lưu thông và bị tắc nghẽn trong tai. Điều này về lâu dài sẽ khiến tai bị viêm nhiễm và gặp một số tổn thương khác. 

Hỏng màng nhĩ 

Tai của chúng ta có rất nhiều tế bào thính giác, mỗi tế bào đều có một nhiệm vụ khác nhau. Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với những âm thanh quá lớn sẽ có thể có nguy cơ bị kích thích làm thủng màng nhĩ và dần dần mất đi thính giác. Ngoài ra nếu có thói quen như nhạc với âm lượng quá lớn hoặc đeo tai nghe xuyên suốt trong khi ngủ thì nó không chỉ có hại cho tai mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. 

Tai nghe không nhét tai truyền âm thanh qua xương 

Nguyên lý hoạt động của loại tai nghe truyền âm thanh qua xương là âm thanh sẽ khuyếch đại thành những rung động tác động lên xương gò má và xương quai hàm. Sau đó sóng âm sẽ được truyền trực tiếp đến ốc tai mà không cần thông qua màng nhĩ. Khi âm thanh đến ốc tai chúng sẽ tiếp xúc với những sợi lông siêu nhỏ kích thích đến dây thần kinh thính giác giúp bạn nghe được âm thanh. 

Nguyên lý truyền âm thanh qua xương

Nguyên lý truyền âm thanh qua xương 

Dựa vào nguyên lý trên có thể nhận thấy tai nghe không nhét tai truyền âm thanh qua xương có thể khắc phục được những tác hại mà tai nghe thông thường mang lại. Qua đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm tận hưởng những giai điệu mà không lo khó chịu, gián đoạn hay lo lắng về các vấn đề sức khỏe tai. Hiện nay trên thị trường nhiều thương hiệu đã có ra đời dòng tai nghe không nhét tai, tuy nhiên, thương hiệu đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát minh ra dòng tai này là Shozk. 

>>> Tham khảo thêm: “Khám phá bí ẩn tai nghe không nhét tai” 

Lời kết

Ngoài những tác hại trên thì còn nhiều tác hại khác có thể xảy ra nếu bạn đeo tai nghe quá nhiều với âm lượng quá lớn. Vậy nên giải pháp tốt nhất dành cho những ai yêu thích âm nhạc thì tai nghe không nhét tai chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.