Bật mí các cách đeo tai nghe không đau tai cho dân văn phòng

Tai nghe là một người bạn đồng hành quen thuộc của dân văn phòng. Bạn là một người yêu thích âm nhạc, tai nghe có lẽ là thứ cần thiết để mang lại những cảm xúc thăng hoa với trải nghiệm âm thanh sống động nhất. Đeo tai nghe nhiều trong một ngày cũng không tốt cho sức khỏe đôi tai. Thế nên, hôm nay chúng tôi sẽ bật mí cho bạn các cách đeo tai nghe không đau tai cho dân văn phòng nhé!

Hậu quả của việc đeo tai nghe không đúng cách

Suy giảm thính lực

Khi sử dụng tai nghe trong thời gian dài làm cho các tế bào thần kinh ở ốc tai bị căng quá mức khiến công suất làm việc của hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng quá nhiều. Hơn thế nữa, thói quen đeo tai nghe qua đêm với cường độ mạnh cũng khiến thính lực bị suy giảm.

Theo một nghiên cứu gần đây, việc người dùng sử dụng tai nghe quá 120 phút với cường độ quá 90 decibel liên tục trong khoảng 2 năm thì khiến thính giác của bạn bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu bạn nghĩ mỗi ngày nghe một ít chắc không sau, nhưng sau một thời gian dài “ mưa dầm thấm lâu” , tai của bạn mới có những biểu hiện mới như mất thính lực tạm thời, tai bị nhức và đau. Đây là những cơ chế phòng vệ tự nhiên của tai.

Đeo tai nghe đúng cách giúp bạn hạn chế tình trạng đau tai

Gây viêm tai, nhiễm trùng tai

Tai nghe sử dụng trong thời gian dài nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ là nơi tích tụ vi khuẩn nhất gây hại đến sức khỏe đôi tai. Khi chúng ta vận động ra nhiều mồ hôi, bụi bẩn sẽ thấm quanh ống tai gây ẩm ướt cho tai, điều này là nguyên nhân gây viêm tai giữa khi đeo tai nghe. Hơn thế nữa, khi ống tai nghe bị bào mòn sẽ tạo ra một loại chất lỏng đen nhớt chảy vào tai, gây hoại tử mô xung quanh tai.

Khi bị viêm tai bạn có thể cảm thấy khó chịu bởi sẽ gặp phải các tình trạng ngứa ngáy, nhiễm trùng, sưng mủ tai. Vì vậy, hãy thường xuyên vệ sinh tai nghe và sử dụng tai nghe với thời gian và âm lượng vừa phải.

Gây tổn thương não

Tai nghe của bạn phát ra sóng điện từ gây tổn thương đến não bộ, điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu gần đây. Người ta đã sử dụng chuột để làm mẫu thử và nó đã bị ảnh hưởng của sóng bức xạ gây tổn thương não. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người vẫn còn thói quen đeo tai nghe khi ngủ và làm việc, điều này không tốt chút nào. Khi bạn vừa ngủ vừa đeo tai nghe khiến bạn dễ bị căng thẳng, mệt mỏi và mất tập trung khi làm việc vào ngày hôm sau.

Tai nghe thể thao Open Run mang lại sự thoải mái khi hoạt động

Có thể làm hỏng màng nhĩ

Trong ốc tai có rất nhiều tế bào thính giác và mỗi tế bào sẽ chịu trách nhiệm nghe các tần số khác nhau. Âm thanh và tiếng ồn quá mạnh sẽ kích thích các tế bào làm việc quá sức khiến cho thính giác. Thế nên, người dùng không nên thường xuyên nghe nhạc với âm lượng quá lớn, luôn đảm bảo mức âm thanh đang nghe không vượt quá giới hạn tiêu chuẩn là 70dB, nói dễ hiểu là không quá 60% âm lượng tối đa.

Những cách đeo tai nghe đúng cách cho dân văn phòng

Để hạn chế tình trạng đeo tai nghe bị đau tai, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại tai nghe phù hợp, nút tai mềm và sử dụng âm lượng đúng mức trong khoảng thời gian vừa phải.

Các bước đeo tai nghe đúng cách cho từng loại tai nghe như sau:

  • Tai nghe Over – ear: là loại tai nghe chụp có phần quai đeo qua đầu giúp giảm áp lực cho thành tài và chống ồn hiệu quả. Đối với loại tai nghe này, trước khi đeo bạn cần xác định đúng bên tai nghe và vòng tai nghe qua đầu sao cho phần đệm của tai nghe ôm khít đôi tai. Sau đó, điều chỉnh khớp nối sao cho tai nghe vừa vặn với đầu của bạn.
  • Tai nghe Earbuds là loại tai nghe nhét tai, phần loa bám vào vành tai. Thế nên, bạn chỉ cần nhét tai nghe từ từ vào tai sao cho phần thân tai nghe hướng ra ngoài một chút.
  • Đối với tai nghe In – ear: là loại tai nghe nhét tai, có thiết kế thuôn dài nhỏ gọn, dễ dàng nhét sâu vào ống tai. Do đó, khi đeo bạn chỉ cần đặt tai nghe dọc theo tai và xoay mút tai, nhét tai nghe nhẹ nhàng và điều chỉnh tai nghe sao cho thoải mái và chắc chắn khi đeo.
  • Tai nghe truyền âm thanh qua xương Open Run là loại tai nghe truyền âm thanh qua xương hàm sau đó, âm thanh sẽ được truyền trực tiếp đến ốc tai. Thê nên để đeo tai nghe truyền âm thanh qua xương đúng cách, đầu tiên, phải xác định được đúng bên của tai nghê và sau đó vòng tai nghe ra sau cổ, gắn nó vào vành tai. Cuối cùng, chỉ cần điều chỉnh vị trí tai nghe sao cho thoải mái khi đeo nhất.

Tai nghe Open Run của Shokz – Tai nghe không đau tai khi đeo

Lời kết

Dưới đây là các hướng dẫn đeo tai nghe không đau tai. Hi vọng những chia sẻ này sẽ các bạn có những trải nghiệm sử dụng tai nghe đúng cách hơn. Để hạn chế tình trạng đau lỗ tai, bạn có thể cân nhắc lựa chọn dòng tai nghe truyền âm thanh qua xương của nhà Shokz nhé!

Tham khảo thêm: Các tips hay ho để đeo tai nghe không đau tai

Recent Posts

Cách sử dụng app quản lý tài chính cá nhân để tiết kiệm tiền

Tiết kiệm tiền là một trong những mục tiêu quan trọng của nhiều người. Tuy nhiên, việc theo dõi và…

10 months ago

Chuyển tiền nhanh 24/7: Giải pháp tiện lợi và an toàn

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, giao dịch chuyển và nhận tiền đã không còn quá khó khăn…

10 months ago

10 lợi ích của việc bơi lội có thể bạn chưa biết

Bơi lội là một hoạt động thể thao rất tốt cho sức khỏe của con người. Bơi lội giúp tăng…

12 months ago

Chạy xe đạp tốt nhất vào thời điểm nào trong ngày?

Chạy xe đạp không chỉ là một cách vui vẻ để khám phá thế giới xung quanh mà còn là…

12 months ago

Bật mí những lợi ý và cách lựa chọn tai nghe bơi lội phù hợp

Bơi lội là một môn thể thao rất tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện hệ tim mạch, hô hấp,…

12 months ago

Cơ chế truyền âm thanh qua xương là gì? Giới thiệu loại tai nghe sở hữu công nghệ truyền âm qua xương.

Cơ chế truyền âm thanh qua xương hay còn gọi là Bone-Conduction là một cơ chế mới được áp dụng…

12 months ago