Thế giới ngày càng hiện đại, càng phát triển. Và những chiếc điện thoại thông minh cũng được hoàn thiện những tính năng cũ và cập nhật thêm những tính năng mới để phục vụ người tiêu dùng. Đặc biệt phải kể đến những chiếc điện thoại Android luôn được trang bị những tính năng với bộ xử lý mạnh mẽ, dung lượng RAM được nâng cấp để có thể chạy được các tính năng một cách thật mượt mà. Nhưng hầu như những chiếc điện thoại Android sau một thời gian sử dụng đều bị gặp phải những tình trạng giật lag hay thậm chí là treo máy. Và bài viết sau đây sẽ là những lý do làm cho điện thoại Android bị giật lag và cách để khắc phục.
Những nguyên nhân làm cho điện thoại Android bị lag
1. Những ứng dụng chạy ngầm
Ứng dụng chạy ngầm
Những người có nhu cầu sử dụng nhiều sẽ cài đặt nhiều ứng dụng hơn. Tuy nhiên, bạn không tắt ứng dụng khi không sử dụng làm cho những ứng dụng đó vẫn hoạt động ngầm dù bạn không sử dụng. Và những ứng dụng chạy ngầm trong điện thoại bạn sẽ gây ra tiêu hao hiệu suất của máy, chúng sẽ ngốn sức mạnh của CPU, ngốn RAM và chậm máy và tương tự nếu bạn đang sử dụng hình nền động hoặc có nhiều widget đang hoạt động trên màn hình chính.
2. Phần mềm dọn rác, diệt virus
Phần mềm dọn rác làm chậm máy
Đây là những ứng dụng khiến cho nhiều người lầm tưởng về khả năng của nó. Tuy có khả năng dọn dẹp bộ nhớ thừa hay xóa các ứng dụng chạy ngầm nhưng vốn nó là ứng dụng luôn luôn chạy ngầm để canh chừng tắt những ứng dụng khác nên sẽ khiến tốn nhiều năng lượng hơn để mở lại và ảnh hưởng đến hiệu năng của máy.
3. Dung lượng bộ nhớ máy thấp
Dung lượng không đủ làm cho máy dễ bị giật lag
Nguyên nhân dễ nhận biết nhất là bộ nhớ của máy không đủ để vận hành các ứng dụng nặng hoặc chạy các tác vụ cùng một lúc. Nhiều người vẫn cảm thấy những ứng dụng không thể xóa hoặc không nỡ xóa, theo thời gian chúng vẫn tồn tại trong máy và gây lãng phí tài nguyên dù cho bạn không đụng đến. Điều này khiến cho điện thoại dễ bị lag hoặc treo máy. Bạn cần kiểm tra lại bộ nhớ lưu trữ và thực hiện các thao tác để xóa đi những ứng dụng không cần thiết.
4. Cập nhật hệ điều hành và ứng dụng
Có thể bạn sẽ cảm thấy rất vô lý khi cập nhật hệ điều hành mới làm máy bị lag. Nhưng các hệ điều hành không có khả năng làm chậm điện thoại của bạn mà vì các phiên bản mới và cũ không tương thích với nhau hoặc không tối ưu để hoạt động trên một số máy cấu hình thấp đang dùng. Hoặc các nhà sản xuất thêm vào bloatware chạy ngầm làm chậm thiết bị.
Mặt khác, dù máy không cập nhật hệ điều hành mới thì các ứng dụng trong máy cũng có thể là nguyên nhân khiến điện thoại Android bị lag. Các nhà phát triển chủ yếu tập trung cải tiến sản phẩm của mình để phù hợp với những dòng máy mới có phần cứng mạnh mẽ. Nhưng không để ý là ứng dụng mới không hề phù hợp với các dòng máy cũ. Vì thế để hạn chế tình trạng này, bạn có thể tải về những phiên bản nhẹ hơn của ứng dụng như bản Lite mà có thể bạn sẽ phải chấp nhận bản lite sẽ bị mất một số tính năng.
Cách khắc phục tình trạng giật lag trên điện thoại vivo
Hệ điều hành Funtouch OS độc quyền trên vivo
Đối với các mẫu smartphone mới hiện nay của dòng điện thoại vivo đã được cập nhật giao diện Funtouch OS 9. Với giao diện thân thiện: dễ sử dụng, dễ thao tác đối với người dùng thì giao diện này có tới 72 tính năng và 55 tối ưu hóa. Một trong số đó chính là khả năng giúp cho các hoạt động của điện thoại diễn ra trên máy hoạt động một cách mượt mà và giảm thiểu tình trạng giật lag.
Hệ thống sẽ nhắc nhở bạn xóa bớt những ứng dụng hoạt động ngầm và những ứng dụng đã lâu không dùng đến để tiết kiệm không gian cho máy. Bạn có thể tăng tốc máy lên tối đa chỉ với một cú chạm. Chế độ Dual-Turbo cũng có thể hỗ trợ bạn chơi game mượt mà trơn tru trên điện thoại vivo, giúp tập trung hiệu suất cho ứng dụng đang chạy nhiều nhất và phân bổ tài nguyên hợp lí. Từ đó sẽ làm tăng hiệu suất và tránh tình trạng giật lag.
Với những thông tin được nêu trên, hi vọng bạn có thể khắc phục được tình trạng điện thoại Android bị lag. Chúc cho điện thoại của bạn có thể vận hành mượt mà, trơn tru hơn để có những giây phút trải nghiệm điện thoại một cách thoải mái nhất.