Nguyên nhân và hậu quả gây ra đau tai khi đeo tai nghe quá nhiều

Nhiều người có thói quen nghe nhạc khi học tập, làm việc, luyện tập thể thao,… điều này cho phép họ được tận hưởng những giai điệu bắt tai, cuốn hút nhằm kích thích động lực làm việc. Tuy nhiên đa phần mọi người đều sử dụng loại tai nghe nhét tai truyền thống, sau thời gian liên tục nghe nhạc bằng cách này thì hầu hết mọi người đều gặp tình trạng đau nhức tai. Bài viết sau đây sẽ nêu ra một số lý do khiến bạn bị đau tai khi đeo tai nghe liên tục và hậu quả của nó.

Lý do khiến bạn đau tai khi đeo tai nghe quá nhiều

Đối với những dòng tai nghe truyền thống cơ chế hoạt động của nó là sóng âm sẽ truyền đến vòng tai vào trong tai, sau đó đi qua ống tai vào màng nhĩ làm cho các xương ở tai giữa bị kích thích, âm thanh được truyền đến ốc tai rồi đến não. Khi nghe bằng tai nghe sẽ có áp lực gia tăng trong tai. Điều này có thể dẫn đến ù tai, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, mệt mỏi,… Đây là những biểu hiện của chấn thương âm thanh cấp tính, những biểu hiện này nếu kéo dài thì có thể để lại di chứng về thính lực và thần kinh.

Hậu quả của việc đeo tai nhiều

Bịt kín lỗ tai khiến không khí khó lưu thông

Khi đeo tai nghe quá nhiều sẽ khiến không khí khó lưu thông vì tai nghe đã bịt kín ống tai để âm thanh được sắc nét và đạt chất lượng cao. Điều này khiến lượng không khí lưu thông bên trong tai bị tắc nghẽn dẫn đến hậu quả là tai dễ bị viêm nhiễm, xuất hiện nhiều ráy tai sẽ khiến khó khăn hơn khi lấy và nếu tình trạng này kéo dài lâu thì có thể gây giảm và mất thính lực.

Đeo tai nghe nhiều sẽ khiến không khí khó lưu thông

Gây viêm tai ngoài

Khi đeo tai nghe quá nhiều có thể sẽ khiến vùng da quanh ống tai bị ma sát bào mòn tạo ra một chất dịch lỏng chảy vào tai. Điều này có thể dẫn đến đai và viêm nhiễm tai ngoài. Ngoài ra nếu thường xuyên đeo tai nghe không vừa tai nó sẽ gây áp lực lên vùng da bên trong ống tai khiến da bị mòn dần dẫn đến hoại tử.

Đeo tai nghe quá nhiều có thể gây ra viêm nhiễm tai

Làm hỏng màng nhĩ

Bên trong ốc tai của chúng ta có nhiều tế bào thính giác chịu trách nhiệm nghe các tần số. Vậy nên nếu nghe âm thanh và tiếng ồn quá mạnh với tần suất liên tục sẽ làm thính giác bị mệt. Nếu bạn thường xuyên bật âm lượng lớn khi đeo tai nghe hoặc đeo tai nghe khi ngủ sẽ làm tổn thương cơ quan thính giác, màng nhĩ và tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương.

Hỏng màng nhĩ do đeo tai nghe quá nhiều

Mất thính giác tạm thời

Đã có nhiều người bị mất thính lực tạm thời do bị tác động bởi luồng âm thanh quá lớn. Khi bị tác động bởi âm thanh lớn các sợi lông li ti bên trong tai sẽ bị tổn thương nên chúng tiết ra một chất làm giảm độ phân giải của âm thanh đây gọi là cơ chế tự bảo vệ của tai. Khi bị trường hợp này bạn phải đến một nơi yên tĩnh đợi thính lực bình thường lại, tuy nhiên lưu ý nếu nếu để tình trạng này lặp lại nguy cơ cao bạn sẽ mất thính lực vĩnh viễn.

Đeo tai nghe liên tục với âm lượng lớn dẫn đến mất thính giác tạm thời

Suy giảm thính giác

Khi nghe nhạc bằng tai nghe quá nhiều sẽ khiến các tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức dẫn đến suy giảm thính lực và xấu nhất là có thể khiến bạn bị điếc. Nếu bạn đeo tai nghe từ 1 đến 2 năm và ngày nào bạn cũng nghe nhạc với tai nghe hơn 2 tiếng liên tục ở cường độ âm thanh 85 – 90 decibels thì chắc chắn sẽ bị suy giảm thính giác.

Đau tai dữ dội

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì việc lạm dụng tai nghe là nguyên nhân khiến tai bị đau dữ dội và tê buốt. Nó sẽ gây ra các biểu hiện tạm thời như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, hay thậm chí bạn nghe thấy những tiếng ù ù phát ra bên trong tai, hoặc có cảm giác tai bị tê liệt. Khi gặp những biểu hiện này hoặc nặng hơn bạn cần phải ngay lập tức đến bệnh viện hoặc trung tâm tai mũi họng để khám và điều trị.

>>> Tham khảo thêm: “4 bước xử lý bị đau khi đeo tai nghe nhiều”

Lời kết

Chắc hẳn rằng sau khi tham khảo nội dung trên bạn đã phần nào biết được nguyên nhân và hậu quả gây ra đau tai khi đeo tai nghe quá nhiều. Ngoài ra nó còn có thể gây ra những tình huống nguy hiểm khác chẳng hạn gây mất tập trung khi bạn vừa đeo tai nghe vừa điều khiển phương tiện giao thông. Vậy nên hãy cân nhắc và sử dụng tai nghe một cách hợp lý, đồng thời phải nhanh chóng khắc phục những tình trạng này bạn nhé!

Recent Posts

Cách sử dụng app quản lý tài chính cá nhân để tiết kiệm tiền

Tiết kiệm tiền là một trong những mục tiêu quan trọng của nhiều người. Tuy nhiên, việc theo dõi và…

10 months ago

Chuyển tiền nhanh 24/7: Giải pháp tiện lợi và an toàn

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, giao dịch chuyển và nhận tiền đã không còn quá khó khăn…

10 months ago

10 lợi ích của việc bơi lội có thể bạn chưa biết

Bơi lội là một hoạt động thể thao rất tốt cho sức khỏe của con người. Bơi lội giúp tăng…

12 months ago

Chạy xe đạp tốt nhất vào thời điểm nào trong ngày?

Chạy xe đạp không chỉ là một cách vui vẻ để khám phá thế giới xung quanh mà còn là…

12 months ago

Bật mí những lợi ý và cách lựa chọn tai nghe bơi lội phù hợp

Bơi lội là một môn thể thao rất tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện hệ tim mạch, hô hấp,…

12 months ago

Cơ chế truyền âm thanh qua xương là gì? Giới thiệu loại tai nghe sở hữu công nghệ truyền âm qua xương.

Cơ chế truyền âm thanh qua xương hay còn gọi là Bone-Conduction là một cơ chế mới được áp dụng…

12 months ago