Những nhận định sai về một chiếc màn hình tốt nhất cho đồ họa

Việc lựa chọn được một chiếc màn hình tốt nhất cho đồ họa không phải là điều dễ dàng bởi mỗi cá nhân sẽ có những yêu cầu khác nhau, giá thành của chúng cũng không hề rẻ, lỡ mua sai cái mà mình cần thì dễ bị “tiền mất tật mang”. Giữa vô vàn những lời mời gọi có cánh, bạn sẽ dễ bị phân tâm nếu không thực sự hiểu như thế nào là một chiếc màn hình tốt. Hiểu được điều đó, trong bài viết hôm nay sẽ tôi sẽ nêu ra một số nhận định sai về một chiếc màn hình tốt nhất cho đồ họa thường mắc phải nhằm giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm cho riêng mình.

Những nhận định sai về một chiếc màn hình tốt nhất cho đồ họa thường mắc phải

Những nhận định sai về một chiếc màn hình tốt nhất cho đồ họa thường mắc phải

Màn hình nào cũng như màn hình nào

Mỗi chiếc màn hình tạo ra đều hướng đến mục đích riêng của nó, nếu cứ đánh đồng màn hình nào cũng như màn hình nào thì quả là sai lầm. Chẳng hạn, màn hình dùng thông thường thì không có yêu cầu khắt khe nào, chỉ cần khả năng hiển thị vừa phải là đủ. Còn màn hình gaming thường có tần số quét cao hoặc được hỗ trợ nhiều về công nghệ hình ảnh Và đối với màn hình đồ họa sẽ có yêu cầu cao hơn về độ chính xác màu sắc.

Mỗi chiếc màn hình tạo ra đều hướng đến mục đích riêng của nó

Mỗi chiếc màn hình tạo ra đều hướng đến mục đích riêng của nó

Màn hình có độ phân giải cao hay tốc độ làm mới khung hình nhanh là những tiêu chỉ bổ sung cho màn hình thiết kế đồ họa. Tuy nhiên để nói về tiêu chí bắt buộc phải có thì phải kể đến sự chuẩn xác về màu sắc và chất lượng màu hiển thị. Chỉ số dùng để đánh giá yếu tố này là Delta E – độ chênh lệch về màu trên màn hình và màu gốc, chỉ số này càng nhỏ, cụ thể nên nhỏ hơn 2 thì màu sắc của hình ảnh khi xuất ra sẽ càng giống với màu trên màn hình. Bên cạnh đó, màn hình chuyên dùng cho đồ họa cũng yêu cầu về độ bao phủ màu rất rộng.

Màn hình đắt mới là màn hình tốt

Nói một cách tổng quan, nhận định này cũng có phần đúng nhưng cũng có phần sai. Nhưng thực tế, không phải sản phẩm nào đắt cũng sẽ chiếm ưu thế hơn. Tùy vào năng lực sản xuất của mỗi thương hiệu mà sẽ có mức giá giao động khác nhau. Màn hình có tốt hay không còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng. Nếu bạn đầu tư vào một màn hình đắt nhưng lại không khai thác được hết công năng của nó thì quá là lãng phí. Vì thế, trước khi mua sản phẩm nào, bạn cũng cần phải xác định được mục tiêu của bản thân sau đó mới tiến hành mua. Tránh mua sản phẩm kém không phục vụ được công việc của mình cũng như tránh mua màn hình có cấu hình quá cao mà công việc của bạn lại không cần đến.

>>> Những yếu tố không thể thiếu cho một màn hình đồ họa chuyên nghiệp

Độ phân giải càng cao càng chất lượng

Những dòng màn hình dùng cho đồ họa được đánh giá cao như series Ultrasharp của Dell sở hữu độ phân giải 1900 x 1200 hay chiếc màn hình Acer ConceptD CP1 có độ phân giải Full HD, kèm theo đó là Delta E nhỏ hơn 2.

Độ phân giải càng cao càng chất lượng

Độ phân giải càng cao càng chất lượng

Nếu bạn đủ điều kiện thì việc sở hữu cho mình một chiếc màn hình 2K hay 4K là điều tuyệt vời, nhưng nếu ngân sách không cho phép thì lựa chọn màn hình Full HD cũng rất phù hợp. Trước khi mua sản phẩm nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến đánh giá của người dùng trên các diễn đàn trước để có cái nhìn tổng quan hơn cũng như lựa chọn được màn hình phù hợp với mình nhất.

Đầu tư vào màn hình và bỏ qua yếu tố phần cứng

Bên cạnh màn hình thì bạn cũng nên quan tâm đến các linh kiện phần cứng của máy tính. Màn hình nên tương thích với máy tính sẽ dễ dàng làm việc hơn. Nếu bạn lựa chọn màn hình quá chất lượng nhưng phần cứng lại không thể đáp ứng được thì bạn sẽ không khai thác được toàn bộ công năng của chúng.

Trên đây là những nhận định sai về một chiếc màn hình tốt nhất cho đồ họa thường mắc phải. Trước khi mua bất cứ sản phẩm nào, bạn cũng nên trang bị cho bản thân một số kiến thức cơ bản để tránh bỡ ngỡ khi đi mua. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ thu thập thêm nhiều thông tin và kinh nghiệm hữu ích, từ đó có được những tiêu chí phù hợp với bản thân trong việc lựa chọn màn hình phục vụ công việc đồ họa.

>>> Màn hình tốt nhất cho đồ họa nên đạt chuẩn sRGB, Adobe RGB hay DCI P3?