Top 3 Màn hình cho Dân đồ họa, Edit Video dưới 7 triệu đồng

Có phải bạn đang tìm cách thay thế chiếc màn hình cũ kỹ đã “phai màu theo xu thế”? Hay bạn cần một chiếc màn hình cho dân đồ họa có mức giá phải chăng? Hoặc chỉ đơn thuần là tìm kiếm những công nghệ màn hình mới?

Dù mục đích của bạn thế nào, Bài viết về Top 3 những chiếc màn hình 27inch dưới đây sẽ mang lại những chia sẻ bổ ích, giúp bạn định hướng trong việc chọn mua màn hình trong tương lai.

Các yếu tố để lựa chọn màn hình cho công việc đồ họa

Tùy vào tính chất công việc, có thể chia màn hình cho đồ họa thành các nhóm với nhu cầu khác nhau:

  • Vẽ, chỉnh sửa ảnh (Photoshop, Illustrator, v.v.): Cần độ chính xác màu cao (Delta E nhỏ) và độ phủ màu rộng, tối thiểu 100% sRGB (gần tương đương 75% DCI-P3).
  • Edit Video, làm đồ họa động cho Game (Premiere Pro, After Effect, Unity, v.v.): Cần tần số quét cao, tốc độ phản hồi nhanh và độ sáng đủ để tạo tương phản (tối thiểu 250 nits)

Một số yếu tố bạn cũng cần chú ý là:

  • Loa gắn trên màn hình
  • Công nghệ tấm nền màn hình
  • Khả năng xoay, thay đổi tư thế
  • Các chức năng bảo vệ mắt khi dùng lâu

>> Những yếu tố cấu thành màn hinh đồ họa chuẩn

Sau đây là danh sách 3 chiếc màn hình đáp ứng được các tiêu chuẩn trên, với mức giá đáng đầu tư và có thiết kế tập trung vào trải nghiệm làm việc của bạn.

Top 3 Màn hình chuẩn màu phù hợp với Design và Edit Video

ConceptD CP1 CP1241Y

Trải nghiệm thiết kế đầy sáng tạo và tập trung trên ConceptD CP1

Trải nghiệm thiết kế đầy sáng tạo và tập trung trên ConceptD CP1

CP1 là dòng màn hình máy tính có phong cách tối giản với viền mỏng Zero Frame để bạn tập trung vào công việc. Đây là sản phẩm thuộc thương hiệu ConceptD của Acer, nổi tiếng hướng đến sự tối ưu cho các nhà thiết kế.

Chiếc màn hình này sở hữu kích thước màn hình 24inch IPS FullHD với độ phủ màu rộng và độ chính xác màu tiêu chuẩn Delta E <2 với khả năng tùy chỉnh màu sắc bằng 3D LUTs. Đây là các thông số cần thiết cho công việc thiết kế chuyên nghiệp trên các phần mềm Photoshop, Premiere Pro, After Effect,…

Dành cho các bạn làm việc với Game, CP1 có tần số quét 144Hz (có thể ép xung lên 165Hz) và độ phản hồi màn hình cực nhanh để bạn theo dõi từng khung hình với chất lượng chuyển động mượt mà nhất.

Ngoài ra, màn hình còn hỗ trợ các tính năng bảo vệ mắt như Khử nhiễu (Flickering Free) và lọc ánh sáng xanh (Blue Light Filter), giúp mắt thoải mái trong thời gian sử dụng dài.

Thông tin cơ bản:

  • Kích thước: 24inch
  • Chân máy: Có điều chỉnh độ cao, Tilt -5 đến 25 độ, Swivel 360 độ, Pivot -90 to 90 độ
  • Độ phân giải: 1920×1080 (16:9) IPS
  • Tần số quét: 165Hz (khi ép xung), phản hồi 2ms, AdaptiveSync
  • Màu sắc: 95% DCI-P3, 6Bit+Hi-FRC, Delta E <2, độ sáng 250 nits
  • Loa: 2 loa 2W phía sau màn hình
  • Giá tham khảo: 7.000.000 vnđ

Dell P2319H

Khả năng xoay chuyển tự do của Dell P2319H

Khả năng xoay chuyển tự do của Dell P2319H

Dell P2319H thành công nhờ vào thiết kế kim loại đẳng cấp và sang trọng. Bên cạnh đó là cơ chế “công thái học” có thể xoay dọc rất thời thượng.

Để phù hợp với công việc thiết kế, màn hình có độ phân giải FHD trên kích thước 23 inch, cho độ nét cao và chất lượng màu sắc rõ ràng.

Dell cũng trang bị cho chiếc màn hình này các tính năng độc quyền của mình như Dell ComfortView và Dell Custom Color nhằm bảo vệ mắt và điều chỉnh màu nhanh chóng.

Thông tin cơ bản:

  • Kích thước: 23 inch
  • Chân máy: Có điều chỉnh độ cao, Tilt: -5 đến 21 độ, Swivel -45 đến 45 độ, Pivot -90 to 90 độ
  • Độ phân giải: 1920×1080 (16:9) IPS
  • Màu sắc: 72% NTSC, độ sáng 250 nits
  • Tần số quét: 60Hz, phản hồi 8ms
  • Loa: Không có
  • Giá tham khảo: 5.600.000 vnđ

Asus ProArt PA248QV

ProArt PA248QV có màn hình mỏng và khả năng hiển thị tương đối tốt

ProArt PA248QV có màn hình mỏng và khả năng hiển thị tương đối tốt

ProArt PA248QV là dòng sản phẩm khá mới thuộc ASUS. Ngoài khả năng điều chỉnh màu sắc trực quan ASUS ProArt Palette, màn hình còn có độ sáng cao đến 300 nits và mức chính xác màu tốt (Delta E <2).

Nếu bạn từng sử dụng các màn hình Mac của Apple, bạn sẽ quen thuộc với tỉ lệ màn hình 16:10 trên ProArt PA248QV. Nhờ vào tỉ lệ màn hình này, bạn sẽ có nhiều không gian tập trung vào thiết kế hơn, giúp cải thiện đáng kể khả năng làm việc.

Thông tin cơ bản:

  • Kích thước: 24.1inch
  • Chân máy: Có điều chỉnh độ cao, Tilt -5 đến 35 độ, Swivel 360 độ, Pivot -90 to 90 độ
  • Độ phân giải: 1920×1200 (16:10) IPS
  • Tần số quét: 75Hz (khi ép xung), phản hồi 5ms, AdaptiveSync
  • Màu sắc: 85% DCI-P3, Delta E <2, độ sáng 300 nits
  • Loa: 2 loa 2W phía sau màn hình
  • Giá tham khảo: 6.600.000 vnđ

Tạm kết

Để đáp ứng nhu cầu màu sắc chính xác và trải nghiệm cao, các màn hình cho dân đồ họa luôn luôn phải cải tiến để đạt được chất lượng và giá thành phù hợp với nhóm người dùng này. Trên đây là top 5 màn hình chuẩn màu hàng đầu dùng trong thiết kế đồ họa đa phương tiện năm 2022. Mong rằng danh sách này có thể giúp ích trong quá trình tìm kiếm sản phẩm phù hợp với công việc của bạn. Chúc bạn đạt được nhiều thành tựu và niềm vui trong cuộc sống!