Đa số màn hình phổ thông hiện nay có độ phân giải 60Hz và màn hình 75Hz là một phiên bản nâng cấp hơn. Nói một cách dễ hiểu, tần số quét ( refresh rate) càng cao thì độ phản hồi càng nhanh chóng.
Màn hình 75Hz và 144Hz thực sự tốt hơn cho những tựa game cần tốc độ nhanh khi mà thời gian phản ứng là yếu tố quan trọng trong việc thành bại của một trận game.
Màn hình tần số quét cao có thực sự cần thiết ?
Đầu tiên ta phải hiểu qua về định nghĩa và thực sự tần số quét có cần thiết cho một màn hình không.
Nếu bạn đang tìm mua một chiếc màn hình mới để phục vụ các mục đích cá nhân, có quá nhiều sự lựa chọn làm bạn đau đầu. Danh sách tiêu chí cho một chiếc màn hình càng ngày càng dài, từ công nghệ tấm nền, độ phân giải đến số lượng cổng kết nối.
Ý nghĩa của đơn vị Hz?
Người dùng thông thường sẽ dễ bị lẫn lộn giữa đơn vị Hz của xung nhịp xử lý và tần số làm tươi. Trên thực tế, các chỉ số Hz của màn hình mà bạn hay thấy chính là tần số làm tươi hình ảnh.
Về bản chất chuyển động là sự chuyển đổi liên tục giữa các khung hình. Tần số làm tươi sẽ đặt một giới hạn cứng lên tần số khung hình có thể nhìn thấy được
Nói một cách dễ hiểu một tựa game ở 70 khung hình / giây, bạn sẽ thấy được lợi thế khi chơi trên một màn hình có thể làm tươi 70 lần mỗi giây.
Chính vì vậy, nếu bạn không phải là một game thủ thì hơi thừa khi chọn một màn hình quá lớn về tần số quét
Hãy tỉnh táo và đừng để các con số của các hãng quảng cáo gây “lú”. Một màn hình 75Hz đã có thể đáp ứng cho bạn một nhu cầu giải trí và chơi game vượt trội.
Tham khảo chi tiết màn hình Acer Nitro VG270 – Màn hình 75Hz cho trải nghiệm chiến game cực đỉnh
Vậy tần số quét cao là đủ cho những trải nghiệm mượt mà hơn?
Còn một yếu tố nữa cần phải xem xét đến khi chọn màn hình chính là yếu tố phần cứng. Để có thể tối ưu hết các tính năng mà màn hình có tần số quét cao mang lại thì máy tính phải xử lý được mức FPS tương ứng với tần số quét màn hình đó.
Những loại card đồ họa tầm trung cũng có thể chiến được hết các thể loại game FPS ( First Person Shooter) và đạt đủ khung hình trên giây theo đúng tần số quét của màn hình.
Màn hình 144Hz và 75Hz có gì khác biệt
Màn hình 144Hz với tần số quét cao hơn giúp màn hình hiển thị nhiều khung ảnh hơn, giúp người chơi dễ dàng nhìn đối phương nhanh hơn và chuẩn xác hơn so với màn hình 75Hz.
Tuy nhiên, nếu bạn không phải game thủ thì sử dụng một màn hình 75Hz đã đủ để mang lại hiệu quả đáng kể. Với màn hình 75Hz, cho một khả năng làm với khung hình đến 75 lần trong 1s.
Tuy không phù hợp với những game thủ chuyên nghiệp nhưng màn hình 75Hz vẫn giúp loại bỏ tốt những hiện tượng “bóng ma”, đơ giật khung hình ở một số tựa game cơ bản.
Tham khảo thêm màn hình 75Hz giá rẻ đáng mua ở thời điểm hiện tại Acer ED245QA
Màn hình 75Hz “mãn nhãn” chiến game, “vượt trội” thiết kế
Thử lấy một chiếc 75Hz Nitro VG270 đến từ Acer ra để làm ví dụ.
Sở hữu một màn hình 27 inches, độ phân giải Full HD với tỉ lệ 16:9 cho khả năng hiển thị lên 16.7 triệu màu.
Màn hình 75Hz này có độ tương phản tĩnh động 1,000:1/100M:1 với tốc độ phản hồi 1ms đù giúp người dùng có những trải nghiệm game tốt và đáp ứng nhu cầu thiết kế của các Graphic Designer.
Với một màn hình chỉ có giá chỉ hơn 4 triệu đồng nên bạn cũng không thể đòi hỏi Nitro VG270 phải được hoàn thiện bằng chất liệu kim loại. Tuy nhiên chất liệu nhựa bao bọc trên toàn bộ khung máy ở VG270 lại được đánh giá khá cao về độ cứng cáp. Bên cạnh đó, lớp vỏ ở bề mặt sau màn hình còn được phủ một lớp vân sần giúp tạo được vẻ đẹp sang trọng và đặc biệt hạn chế được tình trạng bám bụi bẩn.
Dù là một màn hình gaming nhưng VG270 không hẳn nghiêng về ngoại hình hầm hố. Nó được thiết kế khá tinh giản ở phần mặt trước với hệ màn hình phẳng theo ngôn ngữ Zero Frame. Ngôn ngữ này không chỉ làm mỏng đi 3 cạnh trên màn hình mang lại không giản tương tác rộng hơn, mà nó còn giúp máy gần như là tràn viền khi không sử dụng.
Kết luận
Sau khi xác định được những khái niệm và sự khác biệt của màn hình 75Hz so với các loại màn hình khác, hy vọng bạn sẽ có cho mình một chiếc màn hình gaming ưng ý mà không bị phung phí tiền qua cửa sổ