Làm mát hệ thống khi thực hiện ép xung

Những máy tính hiệu năng cao thường đòi hỏi một hệ thống làm mát làm việc thật tốt mà quạt làm mát CPU có sẵn trong máy tính thường không đủ “công lực” để đáp ứng cho nhu cầu ép xung.

Nên sử dụng hãng nào?

Hệ thống làm mát CPU dùng quạt có giá dưới 30USD, tuy nhiên bạn nên mua sản phẩm của những hãng tên tuổi như Thermaltake hoặc Zalman – dù đắt nhưng chúng ổn định và quan trọng nhất là ít tạo ra tiếng ồn hơn.

Trong khi đó, game thủ và người dùng sử dụng máy tính thường xuyên lại thích trang bị hệ thông giải nhiệt bằng chất lỏng vì chúng hiệu quả hơn. Loại thiết bị này bao gồm một chiếc bơm đơn giản, các ống dẫn, bộ tản nhiệt và một “khôi nóng” dùng để hút nhiệt từ CPU.

Nếu lo ngại việc chất lỏng chỉ cách các mạch điện trong máy tính khoảng vài milimét, bạn có thể sử dụng quạt làm mát Monsoon II Like của Vigor Gaming. Dù không phải loại tản nhiệt dùng chất lỏng nhưng Monsoon II rất hiệu quả nhờ kết hợp một quạt thông thường với một bộ phận làm mát Peltiler mạnh mẽ. Thiết bị này dễ lắp ráp và chiếm ít diện tích bên trong thùng máy hơn so với nhiều loại quạt mát CPU công suất lớn khác.

làm mát hệ thống khi ép xung

Trang bị board mạch chủ mới

Nếu board mạch chủ đang sử dụng không hỗ trợ các công nghệ hiện đại như PCI Express (card đồ hoạ), SATA vá RAID (đĩa cứng) và bộ xử lý lõi kép thì đây đúng là dịp để bạn mua một máy tính mới. Nếu chưa săn sàng cho việc này, bạn có thể cân nhắc chỉ thay mới board mạch chủ, CPU và RAM. Loại board mạch chủ sử dụng chipset 650Ĩ của nVidia hỗ trợ các card đồ họa, đĩa cứng mới nhất và những thành phần khác. Ví dụ, board mạch chủ Asus P5N-E SLI hỗ trợ PCI Express, cung cấp hai khe cắm card đồ họa SLI, đầu nối đĩa cứng SATA và hỗ trợ kết nối RAID ngay trên board mạch chủ. Nếu không cần sử dụng SLI, bạn có thể chọn loại board mạch chủ như EVGA nForce 650I Ultra. Cả hai board mạch chủ này hỗ trợ thế hệ bộ xử lý 2 lõi và 4 lõi của Intel, cũng như Pentium 4 và Celeron (socket 775).

Tiện ích không thể thiếu

Bạn có thể theo dõi sát sao quá trình ép xung hệ thống với các tiện ích miễn phí sau đây.

CPU-Z giúp bạn kiểm tra tốc độ xung nhịp CPU, cung cấp tất cả cài đặt và thông số quan trọng cho CPU, board mạch chủ và RAM của hệ thống. SpeedFan của Alfredo Milani Comparetti là một chương trình được nhiều người ưa thích, dùng để theo dõi nhiệt độ của CPU và nhiệt độ bên trong thùng máy, đồng thời bạn có thể cài đặt tốc độ quạt sao cho máy được làm mát tốt nhất. Trong khi đó, tiện ích Desktop Utilities dành cho các máy tính nền Intel sẽ hiển thị đồng thời nhiệt độ bên trong thùng máy và mức điện áp trên một giao diện hết sức thân thiện.

Bạn do dự vì không biết có thể tác động lên bộ xử lý của mình đến mức nào? Hãy sử dụng tính năng độ ổn định của máy tính ở mọi xung nhịp bằng công cụ CPU Stability Test của Jouni Vuorio. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng tiện ích Prime 95 của GIMPS Project (Great Internet Mersenne Primes Search) để kiểm tra máy tính.

Không những thế, bạn còn có thể tham khảo website của hãng sản xuất board mạch chủ mà mình đang sử dụng để biết các tiện ích tinh chỉnh phù hợp. SysTool của Tech Power Up sẽ cung cấp các công cụ dùng để ép xung cả CPU lẫn card đồ họa.